Ngăn chặn gian lận "Made in Vietnam"
Điều tra xuất xứ
Theo ông Mai Xuân Thành, lực lượng hải quan đã tiến hành điều tra sâu đối với hành vi gian lận xuất xứ trong một số ngành hàng cụ thể như thép, gỗ, hải sản, xe đạp, pin năng lượng mặt trời. "Cơ quan hải quan đang tập trung phân tích các ngành hàng, mặt hàng có kim ngạch tăng đột biến để so sánh với quy mô, khả năng của sản xuất trong nước nhằm loại bỏ các mặt hàng từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam lấy xuất xứ để xuất khẩu sang nước thứ ba, cạnh tranh không lành mạnh với các nhà sản xuất trong nước" - ông Thành cho hay.
Xuất xứ hàng hóa là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm Ảnh: TẤN THẠNH
Nhìn nhận các hiệp định thương mại tự do (FTA) có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà sản xuất trong nước, ông Mai Xuân Thành cho rằng không thể đánh mất lợi thế này vào tay các nhà sản xuất nước ngoài. Đánh giá về tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam để xuất sang các thị trường mà nước ta ký kết các FTA, ông Âu Anh Tuấn, quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan), nhận định Việt Nam đã thực hiện 12/15 Hiệp định FTA đã ký kết, do vậy không loại trừ hàng hóa của một số nước, trong đó có Trung Quốc, giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang các đối tác FTA để hưởng các ưu đãi về thuế quan.
Theo ông Âu Anh Tuấn, thực tế cho thấy một số mặt hàng của Việt Nam đã bị áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp như thép cán nguội và thép chống ăn mòn của Việt Nam sử dụng thép cán nóng nhập khẩu từ lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc đã bị Hải quan Mỹ áp mức thuế hơn 400%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng khác cũng đang bị điều tra chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá như tôm, pin năng lượng mặt trời, xe đạp, xe tay nâng. "Các nước điều tra chủ yếu là Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và khối EU" - ông Tuấn nói.
Đại diện Tổng cục Hải quan cũng nhấn mạnh Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt trong việc chống gian lận xuất xứ, chống chuyển tải bất hợp pháp nhằm bảo vệ thương hiệu, uy tín của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, bảo vệ, hỗ trợ phát triển cho các nhà sản xuất Việt Nam. Trong bối cảnh Mỹ liên tiếp áp mức thuế suất cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ngày 23-8 vừa qua, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, xác định xuất xứ chống gian lận, giả mạo xuất xứ.
Siết việc cấp C/O
Ông Âu Anh Tuấn cho biết trong quá trình kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, lực lượng hải quan phát hiện quy tắc xuất xứ đối với một số mặt hàng còn lỏng lẻo. Đơn cử như gỗ dán, gỗ ván ép, có tình trạng doanh nghiệp (DN) lợi dụng các quy định để gian lận trong khai báo mã số HS nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. "Bên cạnh đó, việc kiểm tra hồ sơ xin cấp C/O còn chưa chặt chẽ. Có tình trạng DN nộp chứng từ không hợp lệ, sử dụng các chứng từ giả hoặc quay vòng chứng từ" - ông Tuấn nêu rõ.
Hiện nay, Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là 2 cơ quan có thẩm quyền cấp C/O. Bởi vậy, để siết chặt xuất xứ hàng hóa, lực lượng hải quan đã trao đổi thông tin về tờ khai hải quan, kim ngạch xuất nhập hàng hóa với 2 cơ quan này. Qua đó, Bộ Công Thương và VCCI có thể tra cứu dữ liệu thông tin tờ khai xuất khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để phục vụ việc cấp C/O, đối chiếu giữa thông tin khai báo trên tờ khai hải quan với thông tin khai báo trong hồ sơ xin cấp C/O để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Theo đại diện Tổng cục Hải quan, đơn vị này thường xuyên cung cấp số liệu kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cho các cơ quan có liên quan để chủ động phòng chống gian lận xuất xứ đối với những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng bất thường và có dấu hiệu rủi ro cao về gian lận xuất xứ.
Rà soát doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện về lắp ráp đơn giản
Ông Mai Xuân Thành cho biết bên cạnh các kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về xuất xứ hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo rà soát các DN nhập khẩu sản phẩm là linh kiện, bộ phận, bán thành phẩm về để lắp ráp đơn giản thành sản phẩm nguyên chiếc hoặc thay bao bì rồi lấy xuất xứ Việt Nam. Sau khi có kết quả, lực lượng hải quan sẽ thông báo cho người tiêu dùng, nhà sản xuất cùng ngành hàng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và DN sản xuất trong nước.
Tin nổi bật trong tuần
Tin xem nhiều
Chuyện về "chung nhà" của VinCommerce và Masan Consumer Holdings không đơn giản là cú bắt tay của những đại gia. Phía sau...
Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho biết sẽ cung cấp dịch vụ thử nghiệm 5G với các ứng dụng dữ liệu tốc độ siêu...
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 11/2019 đạt 381 triệu USD;...
"Một thực tế khá thú vị ở Việt Nam là thanh niên càng học cao thì dường như có xu hướng thất nghiệp ngày càng...
Ngày 06-12 vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt - trực thuộc Liên hiệp các...
Apple thống trị phân khúc smartphone cao cấp với 52% thị phần trong quý III/2019, bỏ xa Samsung và Huawei với tỷ lệ lần...
Doanh nghiệp thương mại điện tử ứng dụng công nghệ giảm thời gian giao hàng, nâng cấp hệ thống logistics, ra mắt mô...
Lượng đơn hàng năm sau của nhiều doanh nghiệp hiện mới bằng 80% so với cùng kỳ, một số đơn vị chỉ có đơn ngắn...
Tin doanh nghiệp THV
- CHƯƠNG TRÌNH “DIỄN ĐÀN KẾT NỐI THƯƠNG HIỆU VIỆT” VÀ LỄ TÔN VINH “THƯƠNG HIỆU VIỆT UY TÍN LẦN THỨ 15 & THƯƠNG HIỆU VIỆT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NĂM 2019”
- Vinh danh Top 100 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2019
- Gạch ốp lát Việt Nam vươn lên top 4 trên thế giới
- HDBank: Ngân hàng tài trợ tín dụng Xanh tốt nhất
- CON GIỐNG QUYẾT ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI
TIN THƯƠNG HIỆU VIỆT
- Tivi thương hiệu Việt hút người tiêu dùng
- BEOWULF BLOCKCHAIN VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG HỢP TÁC NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM - CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP
- CẢM NHẬN TỪ CHUYẾN THĂM SYDNEY - AUSTRALIA CỦA THƯƠNG HIỆU VIỆT
- Nhiều doanh nghiệp sữa Việt Nam đang gặp khó trong cạnh tranh
- RA MẮT HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ VIỆT NAM