Nhờ bán...lá cây, các cụ bà Nhật Bản kiếm được 52 tỷ đồng/năm
Thị trấn Kamikatsu tại tỉnh Tokushima, Nhật Bản có một nghề vô cùng đặc biệt: kinh doanh lá cây. Đặc biệt, hầu hết những người làm công việc này đều là người cao tuổi. Mỗi năm, các cụ bà ở đây có thể kiếm được 260 triệu JPY (~ 52 tỷ đồng). Có người còn tự mình kiếm được hơn 10 triệu JPY/năm (~ 2 tỷ đồng).
Thị trấn Kamikatsu xinh đẹp tại tỉnh Tokushima, Nhật Bản
Trước đó, thị trấn Kamikatsu thường được biết đến là 1 trong 14 thôn làng đẹp nhất xứ sở hoa anh đào. Nơi đây có ruộng bậc thang bạt ngàn và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Nghề trồng cam ngọt, lâm nghiệp và xây dựng là ba nghề chính ở đây. Nhưng năm 1981, một đợt băng giá khủng khiếp đã khiến thôn trang lâm vào cảnh khốn đốn. Thời tiết khắc nghiệt còn khiến các cụ già không thể lao động chân tay được nữa, ba nghề chính trước kia không thể tiếp tục duy trì. Lúc này, Tomoji Yokoishi - một chàng trai 22 tuổi được cử tới Kamikatsu chỉ đạo kinh doanh nông nghiệp đã trở thành vị cứu tinh cho người dân nơi đây.
Chân dung Tomoji Yokoishi – “ông vua lá cây” tại Kamikatsu
Trong một lần đi ăn sushi ngoài hàng, Yokoishi đã bắt gặp những chiếc lá quen thuộc của thôn làng ở ngay trên…đĩa thức ăn
Trong một lần đi ăn sushi ngoài hàng, Yokoishi đã bắt gặp những chiếc lá quen thuộc của thôn làng ở ngay trên…đĩa thức ăn. Nhà hàng đã sử dụng những chiếc là tuyệt đẹp này để trang trí, khiến thực khách yêu thích đến nỗi còn gói mang về. Yokoishi ngay lập tức nhận ra đây chính là một mỏ vàng vô tận.
Ban đầu, chỉ có 4 cụ bà “bán tín bán nghi” cùng Yokoishi thành lập thương hiệu bán lá cây Kamikatsu
Về tới thôn làng, Yokoishi lập tức bắt tay vào thực hiện. Ban đầu, chỉ có 4 cụ bà “bán tín bán nghi” cùng Yokoishi thành lập thương hiệu bán lá cây Kamikatsu. Riêng Yokoishi vì muốn khảo sát thị trường đã tự bỏ tiền túi tới các Ryotei (nhà hàng cao cấp tại Nhật, chỉ tiếp đãi khách quen), nghiên cứu trào lưu trang trí ẩm thực. Sau 2 năm, Yokoishi gần như đã tiêu hết số tiền kiếm được nhưng đổi lại, ông nắm rõ sản phẩm lá cây được yêu thích nhất, đồng thời thiết lập được mối quan hệ thân thiết với các ông chủ Ryotei.
Yokoishi vì muốn khảo sát thị trường đã tự bỏ tiền túi tới các Ryotei trong suốt 2 năm trời
Cụ bà đang phân loại lá cây, đảm bảo đồng nhất về kích cỡ và màu sắc
Sau khi tìm ra hướng tiêu thụ sản phẩm, Yokoishi bắt đầu chú trọng việc quản lý chất lượng. Lá cây phải đảm bảo đồng nhất về kích cỡ và màu sắc. Mỗi mùa, Kamikatsu lại có những loại thực vật khác nhau, Yokoishi dựa theo nhu cầu của các Ryotei để lập dữ liệu, kiểm soát thời điểm thu hoạch hoàn hảo nhất cho mỗi loại lá cây. Dần dần, lá cây trở thành trào lưu trang trí thời thượng tại các Ryotei, thậm chí các nhà hàng khác cũng bắt đầu học theo. Sản phẩm của Yokoishi trở thành lựa chọn hàng đầu nhờ hình dáng và chất lượng tuyệt vời.
Dần dần, lá cây trở thành trào lưu trang trí thời thượng tại các Ryotei, thậm chí các nhà hàng khác cũng bắt đầu học theo
Việc kinh doanh phát triển là vậy nhưng Yokoishi vẫn buồn phiền vì số lượng nhân công vỏn vẹn 4 người. Ông bèn nghĩ ra một cách: phát động người dân trong thôn cùng thu thập lá cây, nêu rõ yêu cầu chất lượng, đồng thời trả thù lao cho từng người. Ngoài ra, Yokoishi còn khai thác một phần mềm thích hợp cho người già sử dụng, cung cấp máy tính hoặc máy tính bảng cho các cụ bà để họ có thể chủ động nguồn thông tin, biết rõ ngày nào nên thu thập loại lá nào. Thậm chí, hãng Microsoft và Docomo (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu Nhật Bản) cũng tìm tới thị trấn Kamikatsu để hợp tác.
Yokoishi phát động người dân trong thôn cùng thu thập lá cây, nêu rõ yêu cầu chất lượng, đồng thời trả thù lao cho từng người.
Ngoài ra, Yokoishi còn khai thác một phần mềm thích hợp cho người già sử dụng, cung cấp máy tính hoặc máy tính bảng cho các cụ bà để họ có thể chủ động nguồn thông tin, biết rõ ngày nào nên thu thập loại lá nào
Điều thú vị là người già ở những vùng khác sống nhờ tiền trợ cấp dưỡng lão, còn các cụ già 80 tuổi ở Kamikatsu vẫn đều đặn nộp tiền thuế hàng năm nhờ công việc kinh doanh lá cây. Ngày nay, Kamikatsu còn cho người ở thành phố thuê ruộng, tạo không gian du lịch “xanh” cho những ai yêu thích cuộc sống đồng quê.
Tin nổi bật trong tuần
Tin xem nhiều
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 01/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính...
Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được mua bán lại trái phiếu niêm yết...
Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong giai đoạn mới và chủ trương này đang nhận...
Gần 54 năm hoạt động cho ra đời hơn 200 sản phẩm mang nhãn hiệu Bích Chi đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008, ...
Ngày 4/1, tại xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với Ủy ban nhân dân...
Trong những ngày đầu năm mới 2021, tại Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, nhiều chuyến hàng...
WSJ cho biết ngành khách sạn còn đang đối mặt với áp lực tài chính ngày càng tăng khi các chủ sở hữu bất động...
Thời gian qua, hệ thống cơ chế chính sách pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được...
Tin doanh nghiệp THV
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI - THƯƠNG HIỆU VIỆT, SẢN PHẨM VIỆT
- CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - vinh dự được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện
- Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa tổ chức Hội thao Sanvinest lần thứ I
- Yến Sào Khánh Hòa được tôn vinh Thương hiệu Quốc Gia năm 2020
- CADI-SUN – Top 1 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2020”
TIN THƯƠNG HIỆU VIỆT
- ASEAN 2020: Cam kết phát triển năng lượng bền vững và bảo vệ môi trường
- TIPHACO: ĐỒNG HÀNH CÙNG SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT
- Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô lắp ráp trong nước
- Đại hội XIII và con đường hướng tới Việt Nam hùng cường
- Viet Solutions 2020: Gần 70% hồ sơ đăng ký dự thi tập trung vào phát triển kinh tế số Việt Nam