banner-sapuwa
banner-quang-cao-2

:: DANH BẠ DOANH NGHIỆP

Tìm kiếm Doanh nghiệp
Doanh nghiệp
asianux-viet-nam
Asianux Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 8 số 51 Lê Đại Hành, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 974 5699 ext 106/107
Email: contact@asianux.org.vn
Website: http://www.asianuxvietnam.vn/
Giới thiệu

Asianux là một Liên minh (consortium) được thành lập trên cơ sở cam kết của Chính phủ các quốc gia vùng Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực PMNM, nhằm nghiên cứu và phát triển các ứng dụng PMNM làm nền tảng cho thị trường Châu Á; thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển CNTT tại khu vực này. Nòng cốt của hợp tác Asianux dựa trên 04 công ty phần mềm: Redflag Software của Trung Quốc (Công ty lớn nhất của Trung Quốc về PMNM), Miracle Linux của Nhật Bản (Công ty được thiết lập trên cơ sở hợp tác giữa Oracle và NEC để hỗ trợ phát triển PMNM), Haansoft của Hàn Quốc (Công ty lớn nhất Hàn Quốc về PMNM) và VietSoftware của Việt Nam

Asianux
hoạt động dựa vào sự tham gia và đóng góp của các công ty thành viên (hình thức như một công ty cổ phần). Các thành viên cử người của mình trực tiếp tham gia phát triển các ứng dụng cho Asianux, chủ yếu làm việc tại Trung tâm Phát triển Công nghệ Asianux tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Từ đầu năm 2006 đến nay, Trung tâm Asianux tại Bắc kinh đã hỗ trợ phát triển nhiều ứng dụng cho Asianux và đã triển khai thành công tại các nước thành viên, điển hình là:

Tại Trung Quốc , Asianux đã triển khai trong dự án Bưu điện Trung Quốc (China Post) với gần 10.000 máy chủ được cài đặt Linux, trên qui mô toàn bộ các tỉnh thành (31 tỉnh thành) với 231 bưu điện khác nhau.

Tại Hàn Quốc, Asianux được triển khai trong dự án Hệ thống Thông tin Giáo dục Quốc gia với qui mô 2375 máy chủ, dự án được triển khai trong phạm vi 10.000 trường học.
Tại Nhật Bản, Asianux được triển khai trong dự án Dịch vụ Tra cứu Bản đồ trực tuyến với 7 triệu người dùng hàng ngày.
Tại Việt Nam, VietSoftware đã trở thành thành viên thứ 4 của Liên minh sau Biên bản ghi nhớ giữa Liên minh Asianux và Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam.
Tuy mới được triển khai thương mại, nhưng doanh số sản phẩm dựa trên Asianux của các công ty thuộc Liên minh Asianux đã lên tới hàng chục triệu USD, đồng thời tiết kiệm cho các quốc gia Châu Á hàng trăm triệu USD do không phải mua bản quyền phần mềm thưong mại của nước ngoài. Điều này chứng tỏ mô hình kinh doanh của Liên minh Asianux đã mang lại hiệu quả cao cho bản thân các doanh nghiệp PMNM và cho Nhà nước.

Với việc kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 4, Liên minh Asianux hy vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra quốc gia khác trong khu vực.


CÁC THÀNH VIÊN CỦA LIÊN MINH ASIANUX

Công ty Phần mềm Redflag Software

Đây là Công ty Cổ phần mà Chính phủ chiếm 60%, trong đó có sự tham gia của một số viện, trường về CNTT, thông qua một số dự án nghiên cứu hướng thị trường. Trong một số dự án thử nghiệm do Chính phủ tài trợ cho cơ quan nhà nước Trung ương hay địa phương, Công ty Redflag Software thường được chọn là đơn vị thực hiện (qua chỉ định hoặc đấu thầu lựa chọn). Sản phẩm của Công ty Redflag Software cũng rất đa dạng, là công ty hàng đầu của Trung quốc về cung cấp hệ điều hành Linux trên máy chủ và máy trạm, ngoài ra Công ty còn cung cấp một số giải pháp dựa trên nguồn mở khác. Một nguyên tắc cơ bản là các ứng dụng do công ty phát triển đều phải chạy được trên nhiều hệ điều hành. Các đơn vị ứng dụng phải sử dụng dịch vụ hỗ trợ của Công ty để đảm bảo việc triển khai thành công, không chấp nhận khách hàng không sử dụng dịch vụ hỗ trợ của Công ty.

Năm 2006 Công ty Redflag Software đã bán được 1,6 triệu bản Linux. Nhiều nhà sản xuất máy tính trạm của Trung Quốc đã cài hệ điều hành Redflag Linux của Công ty vào các sản phẩm bán cho khách hàng, với giao diện tiếng Hoa, không khác biệt so với giao diện của hệ đều hành MS Windows, thậm chí còn có chất lượng cao hơn, cho phí chỉ bằng 1/5. Hiện nay trên toàn Trung Quốc đã có hơn 400 nhà cung cấp máy tính và sản phẩm đã được Công ty Redflag cấp giấy chứng nhận. Dự án lớn nhất mà Công ty đã triển khai đối với các ứng dụng của Asianux là cho Bưu điện Trung Quốc (China Post) với hơn 10 nghìn máy chủ được cài đặt ứng dụng PMNM, ngoài ra còn nhiều dự án có qui mô lớn như trong lĩnh vực ngân hàng và trường học, trên máy tính để bàn.


Công ty Miracle Linux (Nhật Bản)

Miracle Linux là nhà phân phối hệ điều hành cho máy chủ cho thị trường Nhật Bản. Từ khi thành lập, tháng 6 năm 2000 đến nay, Miracle Linux là góp phần thúc đẩy ứng dụng Linux tại các công ty của Nhật Bản. Bằng sản phẩm mang tên MIRACLE LINUX, công ty giúp tăng cường khả năng cho Linux, không chỉ cho ứng dụng OS mà còn tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với khẩu hiệu "Khách hàng là thượng đế" (Customer First), Miracle Linux cung cấp đa dạng các loại dịch vụ và hỗ trợ khách hàng, từ việc tư vấn hệ thống đến việc hỗ trợ người sử dụng, nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, tấn công nhân và nội địa hoá là chuyên môn được đánh giá cao trong ngành công nghệ thông tin nước này. Đồng thời, Miracle Linux cũng theo đuổi phần mềm nguồn mở (OSS) và tham gia tích cực nhiều dự án OSS của IPA (Cơ quan xúc tiến công nghệ thông tin) và một số cộng đồng OSS khác.


Công ty phần mềm Haansoft (Hàn Quốc)

Được coi là biểu tượng của quốc gia, Haansoft là nhà cung cấp phần mềm hàng đầu với thành công vượt trội trong thị trường cung cấp trình xử lý văn bản. Từ khi thành lập năm 1990, đã có hơn 10 triệu bản xử lý Hangul được bán ra. Ngoài ra, với sự phát triển của Hancom Office năm 2004, Haansoft dần tham gia vào thị trường cung cấp ứng dụng văn phòng tại Hàn Quốc. Đối với thị trường nước ngoài, Haansoft tung ra thị trường bản ThinkFree Office ứng dụng trên nền Web. Nó bao gồm ba chương trình: Chế bản văn bản, trình chiếu và ứng dụng bảng tính. Không giống như chương trình phần mềm khác, ThinkFree Office có thể hoạt động trên nền Linux và Macintosh. Tương thích với các files ứng dụng văn phòng của Microsoft (doc, ppt, xls) và đưa ra môi trường làm việc tương tự giống như các files ứng dụng văn phòng trên Microsoft có thể dễ dàng mở trên chương trình Microsoft Office. Chương trình này của Haansoft còn hỗ trợ 15 ngôn ngữ bao gồm Tiếng Anh, Trung Quốc và Nhật Bản, v...v... ThinkFree Office đơn giản là thay thế Microsoft Office, đem đến thêm một sự lựa chọn nữa ít chi phí hơn cho người sử dụng.

Trong lĩnh vực Linux, Haansoft đã phát triển nhiều giải pháp ứng dụng Linux như Hệ điều hành Linux Haansoft, Trình xử lý văn bản Hangul ứng dụng Linux, ThinkFree Office ứng dụng Linux và bàn làm việc điện tử Workdesk. Là công ty hàng đầu về Linux, Haansoft tham gia Asianux nhằm thúc đẩy nền tảng công nghệ chung cùng RedFlag của Trung Quốc, Miracle Linux của Nhật Bản và VietSoftware của Việt Nam.


Công ty VietSoftware (Việt Nam)

Thành lập tháng 3 năm 2000, VietSofware là công ty chuyên cung cấp và phát triển các giải pháp phần mềm chuyên nghiệp cho thị trường Việt Nam và quốc tế. Đến năm 2004, doanh nghiệp đã cho ra đời và hoàn thiện các sản phẩm gây tiếng vang lớn trên thị trường như Cổng điện tử Vportal, giải pháp quản trị doanh nghiệp AMOS-ERP, trở thành đối tác về công nghệ của IBM, đối tác dịch vụ của SAP, là công ty hàng đầu trong lĩnh vực Chính phủ điện tử (e-Government) và là một trong những công ty gia công phần mềm hàng đầu Việt Nam.

Sau 7 năm nỗ lực phát triển, VietSofware ngày nay có sáu công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực CNTT với đội ngũ trên 300 nhân viên làm việc trải rộng khắp cả nước. Tới nay, một tổ chức mới với tên gọi VSI Corporation đang được tích cực hình thành theo mô hình "holdings" bao gồm: VietSoftware (phát triển và dịch vụ phần mềm), VietSoftware International (gia công phần mềm và BPO), Alliant (đào tạo CNTT), Viettech (CAD/CAM/CAE), CyberVietnam (thương mại điện tử và Internet và MobizCom (công nghệ thanh toán di động).


Trung tâm Phát triển Công nghệ Asianux tại Bắc kinh

Trung tâm China Development Center (CDC) được thiết lập trên cơ sở hợp tác giữa các thành viên của Liên minh Asianux đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, mà nòng cốt là 04 Công ty Redflag Software của Trung Quốc, Miracle Linux của Nhật Bản, Haansoft của Hàn Quốc và VietSoftware của Việt nam. Trung tâm được thành lập từ tháng 12/2005 đến nay đã có trên 20 người làm việc, chủ yếu từ bốn công ty thành viên của Asianux.

Kinh phí hoạt động của Trung tâm Asianux chủ yếu được lấy từ kinh phí đóng góp của các công ty thành viên và một phần hỗ trợ của Chính phủ và một số dự án hợp tác với các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực CNTT.

Trung tâm Asianux là nơi phát triển các giải pháp của Asianux dựa trên nền tảng và các gỉải pháp ưu việt mà các công ty thành viên đang nắm giữ. Trung tâm chuyên trách về kỹ thuật - công nghệ, không có vai trò kinh doanh. Trong phát triển sản phẩm, Trung tâm Asianux rất quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm, giành nhiều nguồn lực cho việc kiểm tra và sửa lỗi vì sản phẩm này sẽ được sử dụng tại các nước thành viên của Asianux. Những nhân viên đến từ các nước thành viên, ngoài việc đóng góp chung vào phát triển sản phẩm còn có một vai trò là đảm bảo sản phẩm phải đáp ứng được những nhu cầu riêng của thị trường mỗi nước. Trung tâm Asianux không tham gia vào hoạt động kinh doanh sản phẩm, mà việc này do các công ty thành viên của mỗi nước đảm nhiệm.

Trung tâm Asianux có hợp tác chặt chẽ với mạng lưới nghiên cứu phát triển PMNM thế giới (IOSN), với các phòng thí nghiệm giải pháp của các công ty đa quốc gia lớn như Intel, IBM, HP, Dell, Levonvo để đảm bảo các sản phẩm do Asianux phát triển đều được các công ty này hỗ trợ, cấp chứng nhận hợp chuẩn về cả phần cứng lẫn phần mềm nền tảng. Đây là một lợi thế rất lớn đối với từng công ty thành viên, vì nếu là một công ty đơn lẻ thì rất khó có được sự hỗ trợ từ các công ty lớn như Intel, IBM, Oracle ...

Hiện Trung tâm Asianux đã hoàn tất việc phát triển các dòng sản phẩm Asianux Server 3 và đã công bố vào ngày 27/07/2007 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tại Việt Nam, VietSoftware đại diện Liên minh tổ chức ra mắt sản phẩm này vào ngày 19 tháng 12 năm 2007. Theo kế hoạch, Trung tâm Asianux sẽ tiếp tục phát triển các ứng dụng cho phiên bản tiếp theo, bắt đầu từ ngày 05/09/2007. Nhờ vậy, các sản phẩm do Asianux phát triển sẽ mang tính chất lâu dài, không phụ thuộc vào một công ty hay nhóm công ty của từng nước, do vậy sẽ đảm bảo tính ổn định và sự phát triển bền vững của sản phẩm. Các quốc gia thành viên Asianux có thể sử dụng các sản phẩm Asianux không phải trả chi phí bản quyền, hơn nữa lại còn nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật rất tốt trong việc ứng dụng sản phẩm.

banner-quang-cao
yen-sao-khanh-hoa
sapuwa
cadi-sun
Trang chủDanh bạ doanh nghiệpSở hữu trí tuệVăn bản pháp lýChương trình thương hiệuThông tin doanh nghiệp