banner-sapuwa
banner-quang-cao-2

“Chứng minh thư” cho sản phẩm mỹ nghệ

Ngày đăng 07/08/2014 07:00:00

Sao chép mẫu mã sản phẩm trong ngành thủ công mỹ nghệ trở thành chuyện “cơm bữa”, doanh nghiệp chịu thiệt chỉ lên tiếng khi bị đụng chạm quá nhiều tới quyền lợi của mình.

Theo ông Hoàn Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội, sao chép mẫu mã sản phẩm là  “vấn nạn” của ngành thủ công mỹ nghệ. Một mẫu sản phẩm mỹ nghệ mới được đưa ra thị trường lập tức vài ba ngày sau sẽ có sản phẩm sao chép.

Đáng nói, Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp thành phố thường xuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề bảo hộ quyền sáng tác thương mại mẫu mã sản phẩm nhưng bản thân doanh nghiệp lại rất thờ ơ.

Ông Hoàng Xuân Thủy lý giải, sở dĩ doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ không mặn mà với việc bảo hộ quyền sáng tác sản phẩm là do tuổi thọ của sản phẩm ngắn, trong khi đó, thủ tục đăng ký bản quyền lại mất quá nhiều thời gian, chi phí.

Cũng đề cập đến vấn đề này ông Lê Bá Ngọc- Tổng thư ký Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft)- cho hay: Hiện có nhiều chính sách về quyền sở hữu trí tuệ nhưng việc thực thi lại không dễ và không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm quan trọng quyền sở hữu trí tuệ.  Trên thực tế, không có nhiều giải pháp cho doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ bảo hộ quyền sáng tác thương mại mẫu mã sản phẩm. Bởi doanh nghiệp không chỉ sản xuất tại nhà máy mà còn đưa vào sản xuất tại các làng nghề, cơ sở tư nhân nên rất khó giữ “bí mật” sản phẩm.

Sao chép mẫu mã sản phẩm là “vấn nạn” của ngành thủ công mỹ nghệ. 

Như vậy, việc sao chép mẫu mã sản phẩm trong ngành thủ công mỹ nghệ trở thành chuyện “cơm bữa” và được giải quyết nội bộ giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau. “Chỉ khi có ảnh hưởng quá lớn về kinh tế thì doanh nghiệp mới đưa ra pháp luật”- ông Ngọc cho biết.

Để hạn chế tình trạng sao chép mẫu mã và hạn chế thiệt thòi cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính, ông Lê Bá Ngọc khuyến cáo, doanh nghiệp có mẫu mã sản phẩm mới nên đăng ký với Vietcraft, đây là căn cứ pháp lý quan trọng hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp.

Ngoài ra, xu hướng thị trường hiện nay đang dần loại bỏ sản phẩm giá rẻ, chất lượng thấp. Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ nên tập trung vào phân khúc thị trường trung cấp, phù hợp thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Đây cũng là cách doanh nghiệp nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Theo: theo baocongthuong
Ngày đăng 07/08/2014 07:00:00
1 views
Các tin khác
«   12345  »
Trang chủDanh bạ doanh nghiệpSở hữu trí tuệVăn bản pháp lýChương trình thương hiệuThông tin doanh nghiệp