banner-sapuwa
banner-quang-cao-2

Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng “lao đao” vì Thông tư 36

Ngày đăng 16/03/2016 07:00:00

Tại hội thảo “Sửa đổi Thông tư 36/2014: Thị trường được gì, mất gì?” tổ chức ngày 15/3 tại TP.Hồ Chí Minh, nhiều ý kiến cho rằng, Thông tư 36 là lời cảnh tỉnh cho tất cả các ngân hàng thương mại và thị trường bất động sản (BĐS) để tránh lao vào vết xe đổ giai đoạn khủng hoảng trước đây. Tuy nhiên sự điều chỉnh Thông tư này sẽ tác động mạnh đến thị trường BĐS mới được hồi phục và đang phát triển trở lại.

Theo ông Đinh Duy Trinh - Giám đốc điều hành của Bản Việt Land, giai đoạn này chưa có “bong bóng” nên chưa cần siết thị trường BĐS bằng việc giảm cho vay vốn ngắn hạn vào đầu tư dài hạn từ 60% xuống còn 40%, tăng tỷ lệ rủi ro từ 150% lên 250%.  Nếu như siết tín dụng thị trường này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp và cả người dân. Bằng chứng, doanh nghiệp chủ động cắt giảm dự án và nguy cơ nhiều dự án bị tê liệt.

Còn ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh khẳng định, Thông tư 36 có hiệu lực với sự điều chỉnh tỷ lệ vốn và tỷ lệ rủi ro sẽ khiến thị trường bị tác động ngay lập tức. Nguồn vốn ít, đầu tư không nhiều thì nguồn cung thiếu. Nếu không điều chỉnh một cách thận trọng, thị trường rơi vào tình trạng thiếu nguồn cung khi đó giá cả bị đẩy lên cao.

Doanh nghiệp BĐS đang quan ngại Thông tư 36 sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường 

Ông Vũ Quang Phấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) nhận xét, thị trường BĐS nóng hay lạnh phụ thuộc nhiều yếu tố. Tín dụng BĐS thay đổi thị trường cũng thay đổi theo. Giảm tín dụng vào BĐS chắc chắn có thay đổi, tùy vào mức độ ít nhiều.

Chuyên gia tài chính - đầu tư Đinh Thế Hiển thông tin, từ sau Tết âm lịch, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu có những cảnh báo cho thấy tăng trưởng tín dụng vào BĐS trong năm 2015 sắp đạt điểm nguy hiểm đến thanh khoản của hệ thống ngân hàng (NHTM). Đơn cử, năm 2015 tăng trưởng tín dụng đạt cao hơn GDP, tỷ lệ cho vay tín dụng trên GDP khá cao do cung tiền vào BĐS cao. Trong khi đó lãi suất cho vay BĐS đang có dấu hiệu tăng cao theo từng năm, chẳng hạn lãi suất cho vay 2014 là 8-9%, thì đến năm 2015 đạt trên dưới 10%; trong tháng 2/2016 có nơi mức lãi suất đã lên 11-12%...

TS. Bùi Quang Trí - Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh khẳng định, theo thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của NHNN tính đến ngày 31/12/2015, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của NHTM nhà nước, NHTM cổ phần lần lượt là 33,36% và 36,90%. Trong khi đó, cũng theo thông tin của NHNN, tỷ lệ này đang tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2016, tỷ lệ này đã rất gần mức 40% tại nhiều NHTM. Trường hợp tỷ lệ này được giảm xuống 40% như trong dự thảo, rõ ràng ảnh hưởng lớn đến cho vay trung dài hạn, đặc biệt với các giao dịch BĐS do room còn lại để cho vay BĐS không còn nhiều. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18-20% trong năm nay sẽ khó đạt được đối với các NHTM. Do đó, khi giảm cho vay xuống 40% các NHTM còn tiền cũng khó cho vay vì lúc đó tỷ lệ rủi ro cũng được nâng cao theo, các nhà băng không dám “vượt rào".

Trước các tác động nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng, NHNN nên giảm bơm vốn tín dụng từ 60% xuống còn 50%, còn hệ số rủi ro chưa cần điều chỉnh vì thị trường chưa xuất hiện tình trạng tranh mua, tranh bán. Ngoài ra, phía các ngân hàng cần đánh giá tính khả thi của dự án, uy tín thương hiệu, tài sản đảm bảo của chủ đầu tư và tăng kiểm soát dòng tiền cho vay để được sử dụng đúng mục đích.

Theo: theo Congthuong
Ngày đăng 16/03/2016 07:00:00
1 views
Các tin khác
«   12345  »
Trang chủDanh bạ doanh nghiệpSở hữu trí tuệVăn bản pháp lýChương trình thương hiệuThông tin doanh nghiệp