banner-sapuwa
banner-quang-cao-2

Hàng Việt tại Nhật: Thương hiệu riêng - Khó hay dễ?

Ngày đăng 25/09/2013 07:00:00

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Hirotsugu Terado - chuyên gia nghiên cứu chính sách chiến lược Phòng Kinh tế, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam - nhấn mạnh, Việt Nam cần có chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu riêng, nếu không sẽ không thể trụ vững tại thị trường khó tính này.

Gần đây, việc xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản ngày càng khó khăn do những rào cản về kỹ thuật. Ông nhận định thế nào về thực tế này?

 

Nhật Bản hiện đang nhập khẩu một số lượng lớn các sản phẩm thủy sản từ Việt Nam. Tuy nhiên, tôm của Việt Nam qua kiểm tra tại thời điểm nhập khẩu cho thấy có vi phạm quy định an toàn thực phẩm về dư lượng hóa chất, kháng sinh.

 

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản phẩm tôm đông lạnh, Chính phủ Việt Nam cũng đã yêu cầu Nhật Bản xem xét nâng mức kiểm soát MRL Ethoxyquin trong sản phẩm tôm nhập khẩu Việt Nam, cụ thể từ 0,01 ppm lên 1 ppm. Tuy nhiên, để thiết lập hoặc thay đổi các quy định này là do Ủy ban về an toàn thực phẩm quy định dựa trên những nghiên cứu về khoa học. Hơn nữa, việc áp dụng này không chỉ dành cho Việt Nam mà tất cả các nước Nhật Bản nhập khẩu.

 

Vậy để khắc phục những khó khăn đó, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chú trọng điều gì?

 

Chúng tôi được biết, Việt Nam đang nỗ lực tăng cường kiểm soát kháng sinh và hóa chất cấm trong sản xuất, chế biến tôm của cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp (DN). Do đó, hoạt động xuất khẩu tôm sang Nhật Bản những tháng đầu năm đã được cải thiện. Đây là một bước đi đúng và cần thiết.

 

Đối với các mặt hàng nông, thủy sản, tôi nghĩ rằng có ít nhất 4 yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng phát triển ngành công nghiệp này: Đảm bảo cung cấp các sản phẩm an toàn và chất lượng, áp dụng công nghệ nâng cao giá trị gia tăng, cải thiện hệ thống hậu cần, tập trung các chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

 

Việt Nam cần xây dựng mạng lưới kinh doanh liên kết giữa các DN có khả năng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, cạnh tranh về giá với các DN Nhật Bản là đầu ra phân phối các sản phẩm đó. Tôi cũng muốn nhấn mạnh, hàng Việt Nam nên tạo ra thương hiệu riêng. Một số các sản phẩm có thể sẽ nâng cao được giá trị gia tăng và thương hiệu bằng cách tiếp thị tốt.

 

Ông Hirotsugu Terado:

 Sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực từ năm 2009, nhiều sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản được áp thuế suất 0%. Nhờ đó, từ năm 2008- 2012, xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng gần 2,4 lần.

Theo ông, đâu là kênh tiếp thị hiệu quả dành cho các sản phẩm Việt Nam tại Nhật Bản?

 

Thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa hai nước đang là một trong những kênh hữu hiệu, tạo cơ hội cho sản phẩm Việt Nam được biết rộng rãi hơn tại thị trường Nhật Bản.

Một minh chứng cụ thể mới đây, “Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản 2013” giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa Việt Nam thông qua các gian hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực… đã thu hút khoảng 15.000 lượt người đến tham quan. Đây là một con số không hề nhỏ và cho thấy sức hút của Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi hy vọng Việt Nam nên tận dụng những cơ hội như thế này để quảng bá sản phẩm an toàn và chất lượng.

 

Xin cảm ơn ông!

 

Theo: Theo CT
Ngày đăng 25/09/2013 07:00:00
1 views
Các tin khác
«   12345  »
Trang chủDanh bạ doanh nghiệpSở hữu trí tuệVăn bản pháp lýChương trình thương hiệuThông tin doanh nghiệp